Những ai yêu thích du lịch, khám phá thái miếu thì có thể đến với khu di tích thái miếu nhà Hậu Lê có địa chỉ tại: Kiều Đại, P. Tân Sơn, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hoá. Chúng ta cùng tìm hiểu lịch sử nhà Hậu Lê để có cái nhìn khách quan hơn về Thái Miếu
Theo sử sách ghi lại: Để tri ân và tôn vinh công lao to lớn của vương triều Hậu Lê, năm 1805, vua Gia Long đã cho dời Thái miếu nhà Hậu Lê từ Thăng Long về đất Bố Vệ – nay thuộc phường Đông Vệ (Thành phố Thanh Hóa) để phụng thờ các vị Hoàng đế, Hoàng Thái Hậu thời Hậu Lê.
Trải qua hơn 200 năm lịch sử, Thái miếu đã được tu sửa nhiều lần, nhưng vẫn lưu giữ nét kiến trúc cổ đặc trưng cùng nghệ thuật chạm khắc tượng – đây chính là điểm nhấn nổi bật của Thái miếu.
Mục lục
Lịch sử nhà Hậu Lê
Nhà Hậu Lê ( 1428–1789) là một triều đại phong kiến Việt Nam tồn tại sau thời Bắc thuộc lần 4 và đồng thời với nhà Mạc, nhà Tây Sơn trong một thời gian, trước nhà Nguyễn
Đọc tiếp: Nhà Hậu Lê
Nhà Hậu Lê do Lê Lợi lập ra. Nó được phân biệt với nhà Tiền Lê (980–1009) do Lê Hoàn lập ra cuối thế kỷ X. Nhà Hậu Lê gồm 2 giai đoạn:
- Nhà Lê sơ (黎初; 1428-1527): kéo dài 100 năm, bắt đầu từ khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi gạt bỏ vua bù nhìn Trần Cảo, tự làm vua, lập ra triều đại mới và kết thúc khi quyền thần Mạc Đăng Dung phế bỏ vua Lê Cung Hoàng lập ra nhà Mạc.
- Nhà Lê Trung hưng (黎中興; 1533-1789): kéo dài 256 năm, bắt đầu từ khi Thượng tướng quân Nguyễn Kim lập tông thất Lê Ninh lên ngôi, tức Lê Trang Tông tại Ai Lao để khôi phục nhà Hậu Lê và kết thúc khi Lê Chiêu Thống chạy sang lưu vong tại Trung Quốc dưới thời Thanh Cao Tông.
Cách gọi nhà Hậu Lê bao gồm cả hai giai đoạn Lê sơ và Lê Trung hưng. Đặc biệt, thời Lê Trung hưng tuy kéo dài, nhưng các Hoàng đế nhà Lê mất thực quyền, chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Thời kỳ đầu gọi là Nam Bắc triều, nhà Lê và nhà Mạc chia đôi nước Đại Việt.
Khi nhà Mạc bị đánh bại phải chạy lên Cao Bằng (1592 tới năm 1677) thì công thần có công đánh Mạc là họ Trịnh đã nắm hết quyền hành. Công thần họ Nguyễn không thần phục họ Trịnh, ly khai ở phía nam, do đó phần lớn hậu kỳ thời Lê Trung hưng, nước Đại Việt lại bị chia cắt bởi chúa Trịnh và chúa Nguyễn, gọi là Trịnh Nguyễn phân tranh.
Khu di tích thái miếu nhà Hậu Lê
Thái miếu nhà Hậu Lê hiện tọa lạc tại phố Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, nơi có sơn kỳ thủy tú, tiện đường kinh lý Bắc Nam, là mảnh đất chứa đựng những trầm tích của vương triều. Nơi đây trước kia là nền điện Chiêu Hoa, thờ Tuyên từ nhân ý Chiêu túc Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Anh (vợ vua Lê Thái tông, mẹ vua Lê Nhân tông) – vị Hoàng Thái hậu được coi là tác giả của nhiều bí sử thời Lê sơ.
Đây cũng là nơi sinh của vua Lê Anh tông thời Trung hưng. Vua thuộc dòng Hoằng quốc công Lê Trừ (anh trai Thái tổ), khi vua Trung tông mất không có con kế vị nên được Trịnh Kiểm và các đại thần lập nên.
Thái miếu nhà Hậu Lê hiện thờ tự đầy đủ nhất 26 vị vua, các vị hoàng hậu, hoàng Thái hậu, Triệu tổ, Hiển tổ, Tuyên tổ cùng các vị vương công, đại thần, ban thờ chung các anh hùng nghĩa sĩ Lam Sơn…
Đọc tiếp: Lịch sử thái miếu nhà Hậu Lê
Video xem thái miếu nhà Hậu Lê
Lựa chọn khách sạn Thanh Hóa nào là lý tưởng
Khi đến du lịch Thanh Hóa, thăm thái miếu thì lưa chọn khách sạn Thanh Hóa để nghỉ chân quý khách chọn Khách Sạn Hero Thanh Hóa, cách miếu chỉ 4.4km. Khách sạn phục vụ ăn uống, đồ uống tận tình, chu đáo. Luôn luôn xem khách hàng là thượng đế, hài lòng khách đến, vừa lòng khách đi